Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Đào Đường
Nghiêu 堯
dt. <Nho> vua Nghiêu (2337- 2258 tcn). Theo Sử Ký phần Ngũ đế kỷ, ông có tên là phóng huân, là con trai của Đế Cốc, mẹ họ trần phong. Vì Nghiêu thuộc bộ tộc Đào Đường nên ông cũng được gọi là Đường Nghiêu. Ông được coi là mẫu hình đế vương lý tưởng trong quan niệm của nhà Nho xưa. Vua Nghiêu Thuấn dân Nghiêu Thuấn, dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền. (Tự thán 74.7, 105.8)‖ (Tự thuật 116.6). x. Đường Nghiêu, x. Thuấn Nghiêu.
Đường Nghiêu 唐堯
dt. <Nho> (2337 tcn - 2258 tcn) con của Đế Cốc 帝嚳, họ Kỳ 祁, tên là Phóng Huân 放勳, hiệu Đào Đường 陶唐, thuỵ là Nghiêu 堯, vì từng là thủ lĩnh của họ Đào Đường 陶唐, cho nên gọi là Đường Nghiêu 唐堯. Theo Sử Ký, đế cốc mất, đế chí lên thay. Tuy nhiên, do chí không có tài trị nước nên phóng huân thay ngôi, tức là đế Nghiêu. Trong thư tịch cổ, Nghiêu thường được ca tụng là một vị vua tài giỏi và đạo đức, lòng nhân từ và sự cần cù của ông được coi là mẫu hình hoàng đế lý tưởng theo quan niệm của các nhà Nho xưa. Theo truyền thuyết, Nghiêu lên ngôi khi hai mươi tuổi, qua đời ở tuổi 119 và ông truyền ngôi cho thuấn, người được ông gả cho hai cô con gái từ trước. Việc Nghiêu truyền ngôi cho thuấn chứ không truyền ngôi cho con là đan Chu Thường được sử sách đời sau xem là tấm gương mẫu mực của việc chọn người tài đức, không vì lợi ích riêng tư của dòng họ. Ngẫm ngọt sơn lâm miễn thị triều, nào đâu là chẳng đất Đường Nghiêu. (Mạn thuật 24.2). x. tạc tỉnh canh điền.
Đường Ngu 唐虞
dt. Đường Nghiêu (Đào Đường) và Nghiêu Thuấn (Hữu Ngu) hai đời vua thịnh trị theo quan niệm của nho gia. Bát cơm xoa, nhờ ơn xã tắc, căn lều cỏ, đội đức Đường Ngu. (Ngôn chí 15.6)‖ (Trần tình 43.8)‖ (Thuật hứng 58.8).